Thế kỷ 21 được xem là thời đại biến động khi đối diện với hàng loạt thách thức: tình trạng biến đổi khí hậu liên tục gia tăng, những diễn biến tiêu cực về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,… cho tới tốc độ đô thị hóa chóng mặt tại các thành phố lớn.
Ở một góc nhìn khác, việc đối mặt với những vấn đề nổi cộm lại là lúc để con người tự vấn về “tài sản thực” của mình. Giống như Herman Aihara đã nhìn nhận từ năm 1986 trong cuốn “Phổ chiếu” rằng “Trong những ngày bất ổn kinh tế này, tài sản thực sẽ không được đo bằng tiền trong ngân hàng hay đảm bảo về chính trị. Tài sản thực được đo bằng việc có đầy đủ ngũ cốc, một nguồn nước sạch ở gần, sức khỏe tốt, một khu vườn nhỏ màu mỡ, phong phú, một ngôi nhà ấm áp và an toàn, không cần quá đồ sộ và một số thành viên gia đình cùng bạn bè tốt”.
Có phải tình cảnh biến động xã hội đưa con người tới khoảnh khắc giác ngộ, tìm về những giá trị nguyên bản của cuộc sống?
Giá trị thực trong thời đại mới
Gần đây, các nghiên cứu chỉ ra “diễn biến ngược” trong cách thức con người chi trả tiền bạc trong thế kỷ 21, và giới trung, thượng lưu là những người tiên phong cho trào lưu này. Không chú trọng sắm sửa những món đồ hạng sang như du thuyền, đồng hồ phiên bản siêu giới hạn, giới trung, thượng lưu lựa chọn đầu tư cho những yếu tố phi vật chất nhưng mang lại giá trị hơn bất cứ một chiếc túi hàng hiệu nào. Với họ, giáo dục, sức khỏe, sự an toàn và tính riêng tư trở thành những “tài sản” giá trị nhất.
Sự thay đổi quan niệm về tài sản cũng kéo theo dịch chuyển về hệ tiêu chí khi lựa chọn bất động sản. Những giá trị xa xỉ hạng sang bị “thổi phồng” bởi chiêu thức marketing không còn dễ dàng thuyết phục người mua nhà. Với những người đang đối diện với nhịp sống đô thị mỗi ngày, họ mong muốn những nhu cầu cơ bản nhất được đáp ứng đầy đủ và cẩn trọng, những khao khát về cảm xúc, đời sống tinh thần được lấp đầy và nuôi dưỡng.
Tại Mỹ, những người có thu nhập top đầu không còn sống tại dinh thự trên đỉnh đồi mà chuyển sang những ngôi nhà không xuất hiện trên Google Street View để đảm bảo tính biệt lập và an toàn tuyệt đối. Xu hướng này cũng đang dần lan tỏa mạnh mẽ tới những người thuộc giới trung, thượng lưu tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cuộc sống đô thị trở nên chật chội và ngột ngạt hơn bao giờ hết.
Quan niệm về không gian sống lý tưởng đang dần thay đổi
Thiết lập tiêu chuẩn sống mới cho căn hộ cao cấp
Phía Tây Hà Nội đang hình thành dự án được phát triển dựa trên quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng của chủ đầu tư về những thách thức đô thị nói chung cho tới tâm lý, yêu cầu, mong muốn của khách hàng hiện nay. Đó là dự án The Zei và nỗ lực của HD Mon Holdings trong việc xoa dịu nỗi bất an của cư dân trước những áp lực từ nhịp sống đô thị, làm “giàu có” thêm tài sản thực bằng những trải nghiệm sống bình tâm và đáng giá.
Hiểu rõ trải nghiệm xa xỉ không có sức thuyết phục mạnh mẽ với giới trung lưu Việt Nam, trong bối cảnh còn nhiều bất an về sức khỏe, môi trường sống, The Zei không chạy theo những “cuộc đua” xa xỉ đắt tiền mà hướng đến việc đáp ứng đầy đủ những nhu cầu, cảm xúc nguyên bản nhất của cư dân.
Trên cơ sở đó, The Zei phát triển theo ý tưởng “thành phố thẳng đứng” đang là xu hướng thịnh hành tại các siêu đô thị trên thế giới. Với 4 tầng khối đế của dự án, The Zei bố trí hợp lý các tiện ích đa dạng, đảm bảo vừa đủ mà không thừa thãi, đáp ứng mọi nhu cầu vui sống – làm việc – giải trí – ẩm thực ngay trong tòa nhà.
Bên cạnh đó, những cảm xúc thân thuộc như tình cảm làng xóm, giây phút tĩnh tâm đối diện với bản thân được ví như tài sản “xa xỉ” giữa đô thị hiện đại. Vì vậy, chủ đầu tư phát triển thêm các tiện ích khác là vườn Zen, vườn treo… tại không gian sinh hoạt chung được bố trí cách mỗi 3 tầng, làm giàu có thêm đời sống tinh thần cho cư dân.
Chú trọng vào giá trị tinh thần chính là điểm cộng “đắt giá” mà The Zei mang lại
Đại diện chủ đầu tư cho biết: “Nhu cầu của người dân không xa xôi mà luôn hiện hữu. Chúng tôi tìm hiểu những trở ngại dù là nhỏ nhất mà số đông cư dân gặp phải để tinh chỉnh The Zei”. Quan sát sự bất tiện của phần đông người dân di chuyển trong giờ cao điểm tại các tòa nhà cao tầng, The Zei khắc phục vấn đề này khi trang bị tới 14 thang máy, giảm tỷ lệ chia sẻ tiện ích chỉ còn khoảng 60 căn hộ/ 1 thang, tương đương với tỷ lệ tiêu chuẩn khách sạn cao cấp. Yếu tố an toàn cũng được chú trọng với 2 thang máy riêng phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, cấp nguồn điện riêng. Với mỗi tầng, chủ đầu tư bố trí 2 thang thoát hiểm với cửa chống cháy có khả năng chịu đựng lên tới 150 phút.
Ông Đặng Xuân Tâm – Đại diện Chủ đầu tư HDMon
Không chỉ chăm chút những nhu cầu sát sườn, chủ đầu tư hiểu rằng giải pháp bền vững hiện nay là đưa ra sản phẩm khuyến khích cư dân chung tay giải quyết thách thức đô thị. Vì vây, dự án The Zei được phát triển dựa trên triết lý sống tối giản (lấy ít làm nhiều), hạn chế dư thừa vật chất, giảm thiểu tác động của con người với môi trường. 100% các căn hộ đều có 2-3 mặt thoáng giúp không gian sống luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên cùng luồng khí trong lành, giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ đáng kể. Các căn hộ còn được trang bị sàn gỗ bằng chất liệu tre thân thiện, phù hợp với khí hậu Việt Nam, giúp làm mát căn hộ trong những ngày hè nắng nóng.
Không chỉ mang tới những thiết kế cùng trải nghiệm sống cao cấp, The Zei còn là sản phẩm thể hiện tư duy cấp tiến của chủ đầu tư. Quá trình phát triển sản phẩm là sự bám sát vào nhu cầu thực tế nhất của khách hàng đô thị, có khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản. Điều này cũng lý giải cho sức hút của dự án căn hộ cao cấp The Zei trong thời điểm hiện nay.